Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến thường gặp, xảy ra ở hầu hết mọi
đối tượng, mọi tuổi tác. Bệnh trĩ cũng được phân làm bệnh trĩ nhẹ và bệnh trĩ nặng.
Bài viết sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh trĩ nhẹ là như thế nào? Hãy cùng
xem qua bài viết.
Khi nào gọi là bệnh trĩ nhẹ?
Theo các bác sĩ phòng khám đa khoa Hồng Phong cho biết, bệnh
trĩ là sự căng phồng quá mức của các tĩnh mạch hậu môn tạo ra các đám rối tĩnh
mạch gọi là búi trĩ. Dựa vào các dấu hiệu của bệnh và sự phát triển của búi trĩ
ta sẽ phân bệnh trĩ thành bệnh trĩ nhẹ và bệnh trĩ nặng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ nhẹ thường gặp là:
- Đi cầu ra máu: đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phát hiện bệnh trĩ. Sau khi đi vệ sinh, phát hiện máu dính trên phân hoặc trên giấy vệ sinh. Ở giai đoạn nhẹ máu có màu đỏ tươi và ít.
- Đau rát hậu môn khi đi ngoài: ngoài dấu hiệu chảy máu khi đi cầu, bệnh nhân còn cảm thấy vùng hậu môn bị đau rát khó chịu.
- Ẩm ướt, ngứa ngáy vùng hậu môn: khi mắc bệnh trĩ bệnh nhân thường xuyên chảy dịch nhầy ở hậu môn, chất dịch này làm kích ứng vùng da hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Có khối thịt dư lòi ra ngoài hậu môn: khối thịt dư này chính là búi trĩ. Ở giai đoạn bệnh trĩ nhẹ, búi trĩ này rất nhỏ có thể lòi ra ngoài khi đi cầu, sau đó tự thụt lại vào ống hậu môn.
Làm gì khi mắc bệnh trĩ nhẹ, điều trị bệnh ra sao?
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân rằng: khi phát hiện
các dấu hiệu của bệnh trĩ trên nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn
trực tràng để bác sĩ thăm khám và đưa phương pháp điều trị thích hợp.
Vì đây là bệnh trĩ nhẹ, sau khi thăm khám bác sĩ thường áp dụng
phương pháp điều trị nội khoa bằng thuốc. Bác sĩ cũng lưu ý các bệnh nhân, đừng nghĩ khi bị bệnh trĩ nhẹ mà coi thường không sớm điều trị, vì bệnh trĩ nhẹ rất nhanh phát triển thành bệnh trĩ nặng, lúc đó việc điều trị sẽ khó khăn hơn và tác hại nó mang đến cho người bệnh cũng nhiều hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể chữa bệnh trĩ nhẹ tại nhà bằng
các phương thuốc dân gian từ các loại thảo dược quen thuộc trong đời sống hằng
ngày như: rau diếp cá, đu đủ, lá trầu không, bông thiên lý…
Bệnh cạnh uống thuốc, các bệnh nhân phải tuân thủ chế độ ăn
uống sinh hoạt khoa học thì việc điều trị mới nhanh chóng và hiệu quả:
- Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hằng ngày, uống nhiều nước, tránh ăn nhiều thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ và tốt nhất là tránh xa rượu bia, cà phê thuốc lá…
- Vận động, thể dục thể thao mỗi ngày, tạo thói quen đi cầu mỗi ngày một lần vào thời gian nhất định, tránh để bị táo bón và không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu.
- Không nên ngồi lâu một chỗ hoặc khiêng vác nặng vì như thế sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-1620 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP.HCM